Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Thoát chết sau vụ tự tử hụt, tôi thấy mình cần phải sống

 Kính gửi chị Hường!

Tôi là độc giả thường xuyên của chuyên mục Tâm sự, chiều hôm qua đọc bài viết: “Tôi nhiều lần ôm con đứng bên cầu định nhảy xuống” của chị. Sau khi suy nghĩ, đắn đo, tôi quyết định viết bài chia sẻ từ trải nghiệm của chính bản thân với mong muốn giúp chị có thêm động lực vượt qua khó khăn.

Tôi 35 tuổi, ngoại hình ưa nhìn, hoạt bát, dễ thương theo mọi người nhận xét. Tôi lập gia đình với người chồng là bạn học từ phổ thông và có một bé gái xinh như thiên thần, đặc biệt rất ngoan. Khi con gái được hơn 3 tuổi, vô tình đi khám bệnh thì phát hiện bé bị ung thư, sau một năm trị bệnh bé cũng bỏ tôi mà đi. Mặc dù được gia đình hai bên hỗ trợ, tôi cũng nghĩ mình là người mạnh mẽ, có thể vượt qua nỗi đau mất con, nhưng cuối cùng tôi phát hiện mình bị trầm cảm phải điều trị gần 3 năm nay. Do bị stress trong thời gian dài chăm con, áp lực công việc, tiền bạc, tham tiền nên tôi đã có những việc làm sai lầm dẫn đến thiếu nợ. Số nợ của tôi nhiều hơn của chị Hường.


Sau khoảng thời gian suy nghĩ, tôi quyết định ra khỏi nhà, tự chịu trách nhiệm, tự xử lý một mình với khoản nợ và việc làm sai của mình để không là gánh nặng, ảnh hưởng đến gia đình chồng và gia đình ba mẹ ruột. Lúc tôi gây chuyện ít nhiều chồng và gia đình không rõ việc tôi làm nên tôi nghĩ mình sẽ không có sự chia sẻ, giúp đỡ từ chồng và gia đình nếu sự việc vỡ lở. Tôi ra khỏi nhà và ở trọ một mình, trong 3 tháng đầu rất sợ, hụt hẫng, mất phương hướng vì chưa tìm ra giải pháp nào để có thể khắc phục hậu quả. Tôi nấu ăn cũng khéo, làm việc nhà cũng được nhưng do từ nhỏ đến lúc lấy chồng có nhiều người hỗ trợ, chỉ việc đi làm và chăm con nên cũng được gọi là sung sướng. Bây giờ phải làm lại từ đầu với con số không tròn trĩnh thật không dễ dàng chút nào.

Tôi đã xác định ngay từ đầu là mình làm mình chịu, không ai cứu mình bằng bản thân mình nên sau bao ngày suy nghĩ, tôi quyết định mở quán ăn vặt vỉa hè, tạo thêm nguồn thu nhập để nuôi sống mình, còn tiền lương đi làm để dành trả nợ. Thời gian đầu rất là khó khăn vì phải tự mình suy nghĩ, tự làm mọi việc, ban ngày đi làm, tối về rửa chén, dọn dẹp, trưa không ngủ để nấu nướng, chiều tan làm về chạy ra buôn bán đến 22h tối. Tôi có người phụ giúp nhưng hầu như mọi việc mình vẫn phải tự làm vì đây là con đường sống, là cách duy nhất để tôi có thể đứng lên, làm có tiền mà trả nợ, tính lại hơi cầu toàn nên không an tâm giao hết cho người khác. Có nhiều lúc nản lòng vì quán mới mở chưa có khách, doanh thu chưa có, thậm chí phải bù lỗ, tôi chỉ có một niềm tin duy nhất là bán hàng bằng cái tâm, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho khách hàng thì từ từ việc kinh doanh sẽ ổn định, ông trời sẽ không phụ lòng người biết cố gắng.

Trong khoảng thời gian sống một mình, việc vỡ nợ xảy ra, tôi gặp rất nhiều chuyện không may đến cùng lúc, từ chuyện gia đình, mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp, bạn thân, mất dần tất cả mối quan hệ và uy tín với mọi người. Do suy nghĩ và lo lắng nhiều, tôi sụt gần 10 kg, ăn uống không được, sắc mặt kém dẫn đến bệnh trầm cảm có chiều hướng xấu thêm. Thật sự tôi chưa từng có suy nghĩ đi nơi khác trốn nợ hay tự tử vì khoản nợ của mình, bởi xác định rằng tiền bạc là vật ngoài thân, còn người là còn của, vấn đề là thời gian và việc làm để mình khắc phục hậu quả. Thế nhưng tôi lại bị dư luận làm cho gục ngã, bị lời nói của những người xung quanh làm cho quẫn trí dẫn đến việc nhảy cầu tự vẫn, may là có người cứu nên không chết.

Nguồn: Tam su                              

Bố mẹ 80 tuổi vẫn muốn ly hôn

Ông muốn có 800 triệu để về quê sống với con riêng và giao tất cả tài sản lại cho mẹ con tôi, hoặc chia đôi dãy trọ cho ông một nửa để ông thu tiền.

Tết sắp đến, ai cũng náo nức được sum họp với gia đình, còn tôi không còn tâm trạng nào để về nhà. Từ lâu bố mẹ tôi đã ly thân, ông bà từ mặt nhau mặc dù vẫn ở chung nhà nhưng đi hai lối khác nhau, ăn uống riêng, không bao giờ nói chuyện với nhau. Mọi chuyện liên quan đến việc nhà tôi đều phải làm người trung gian. Tôi thấy mệt mỏi khi mỗi lần về nhà là nghe bố mẹ nói xấu về nhau. Bố tôi 80 tuổi, không rượu chè cờ bạc, thuốc lá, còn trai gái thì tôi không biết. Nhưng tất cả không bù lại được, hầu như mọi tật xấu khác ông đều có. Ông là người giữ tiền trong gia đình nhưng không dám ăn không dám mặc, vợ con ốm đau cũng kệ. Thế nhưng ông có thể dùng số tiền dành dụm cả năm để mua một cái gì đó cho thỏa tính sĩ diện dù vợ con cơm không có để ăn.

Còn mẹ tôi cũng 70 tuổi, một người phụ nữ cam chịu nhưng không khéo léo trong việc gia đình. Có thể vì bà không phải là người giữ chìa khóa tài chính trong gia đình. Bố mẹ đến với nhau khi ông đã một lần ly hôn và có 4 người con riêng. Tôi 30 tuổi, là con cả, độc thân và đang ở riêng, còn đứa em gái đang học đại học năm thứ 3. Sinh hoạt của bố mẹ tôi dựa vào nguồn thu từ nhà trọ mà trước đây bán đất ở quê lên Bình Dương để xây dựng. Ban đầu, bố tôi quản lý nhưng nhiều rắc rối từ việc ông không đăng ký tạm trú, thu tiền lộn xộn hay kiếm chuyện với người trong dãy trọ… nên tôi giao lại cho mẹ, cũng nhắc mẹ tôi chăm lo đến bữa cơm hơn, nhưng mẹ thì vẫn tằn tiện. Việc không được giữ tiền khiến bố tôi khó chịu, thường tìm cách gây chuyện, thậm chí đánh mẹ, mặc dù ông không phải chi tiêu gì và tôi vẫn thường gửi ông tiền tiêu vặt.


Hiện nay ông đòi ly hôn. Ông muốn có 800 triệu để về quê sống với con riêng và giao tất cả tài sản lại cho mẹ con tôi, hoặc chia đôi dãy trọ cho ông một nửa để ông thu tiền. Bố mẹ tôi đã không thể sống chung được với nhau thì không thể nào quản lý chung một nhà trọ, vì vậy tôi đã để ông quản lý toàn bộ. Giờ thì khách trọ cũng đi dần, tình hình kinh doanh càng khó khăn khi tôi còn nợ ngân hàng 400 triệu. Tôi đề nghị ông số tiền 300 triệu để ông về quê, là số tiền tôi có thể lo được bây giờ, nhưng ông không đồng ý. Nếu bắt buộc ly hôn thì hiện nay tất cả tài sản đều đứng tên tôi, trước đây do bố mẹ cho tiền để tôi mua đất và xây dựng, luật sư cũng tư vấn là bố mẹ tôi không còn tài sản chung để phân chia.

Tôi không muốn thấy bố mẹ đã 80 tuổi rồi phải đưa nhau ra tòa ly hôn. Xuân về mà trong lòng còn ngổn ngang, suy nghĩ cho người khác nhưng có ai suy nghĩ cho mình?

Nguồn: Tam su                              

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Quy trình trả 10 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén



Liên quan đến thủ tục chi trả 10 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén, chiều 23/1, ông Trần Việt Hưng, Phó cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) cho biết 7 ngày sau khi TAND Bình Thuận thương lượng thành công với “người tù thế kỷ”, đơn vị này sẽ trình hồ sơ lên TAND tối cao thẩm định.

Quy trình trả 10 tỷ đồng bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén
Ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước. Ảnh: Hoàng Lam.

Theo đại diện Bộ Tư pháp, sau khi nhận được hồ sơ vụ bồi thường, TAND tối cao thẩm định để xem xét giải quyết.

Trên cơ sở kiểm tra, nếu các loại hóa đơn, chứng từ liên quan đến bồi thường án oan đảm báo tính hợp lý, TAND tối cao chuyển hồ sơ đến Bộ Tài chính.

Ông Hưng cho biết trong vòng 15 ngày tiếp theo, Bộ Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu tính hợp pháp của hồ sơ bồi thường.

“Nếu các thủ tục hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền bồi thường cho TAND tỉnh Bình Thuận để chi trả ông Nén”, vị Phó cục trưởng thông tin.

5 ngày từ khi nhận tiền, TAND tỉnh này phải chi trả bồi thường theo quy định cho ông Huỳnh Văn Nén.

Trước đó, sáng 17/1, ông Biện Văn Hoan, Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận cho biết gia đình ông Nén đã chấp nhận khoản bồi thường 10 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng với liên ngành tư pháp tỉnh này.

Ông Huỳnh Văn Nén được gọi là “người tù thế kỷ” vì phải chịu cùng lúc 2 bản án oan sai về hành vi giết người.

Tháng 5/1998, ông Nén bị bắt vì tình nghi giết bà Lê Thị Bông ở cùng thôn. Vụ án này ông Nén bị kết án tù chung thân.


Trong thời gian điều tra, “người tù thế kỷ” còn bị cho đã tự nhận giết bà Dương Thị Mỹ vào năm 1993. Tuy nhiên, vụ án này được xác định oan sai vào năm 2005, 9 người thân của ông được trả tự do và bồi thường.

Đến cuối năm 2015, ông Nén mới được xác định oan sai trong vụ án bà Lê Thị Bông. Hung thủ thật sự là Nguyễn Thọ đã bị bắt và sau đó lĩnh mức án 20 năm tù.

Sau khi được trả tự do, ông Nén yêu cầu bồi thường hơn 18 tỷ đồng. Sau 7 lần thương lượng, TAND tỉnh Bình Thuận và “người tù thế kỷ” mới thống nhất được số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Nguồn: Phap luat                




Trắng đêm ở đèo Cả nghe tài xế, hành khách than thở kẹt xe

3h sáng 23/1, trên tuyến quốc lộ 1, đoạn phía nam đèo Cả, thuộc hai xã Vạn Thọ, Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), dòng xe nối đuôi nhau kéo dài gần 20 km.

"Bò" qua đèo

Suốt ngày 22/1, cung đường đèo Cổ Mã, đèo Cả trên quốc lộ 1, phía bắc Khánh Hòa và nam Phú Yên, có hàng nghìn ôtô nối đuôi nhau, "bò" từng mét.

Theo Phòng cảnh sát giao thông Công an Khánh Hòa, vào giữa buổi sáng cùng ngày, một xe khách bất ngờ hỏng giữa đèo Cả, trên địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), dẫn đến ùn tắc kéo dài nhiều giờ liền.

Một tổ tuần tra của Trạm kiểm soát giao thông Ninh Hòa thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Khánh Hòa), đã huy động xe chuyên dụng cẩu kéo ôtô khách hư hỏng ra khỏi hiện trường.
Trắng đêm ở đèo Cả nghe tài xế, hành khách than thở kẹt xe
Tuyến quốc lộ 1 qua xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, vẫn kẹt cứng lúc 3h ngày 23/1. Ảnh: Phước Tuần.

Đến sáng nay, dòng ôtô chen nhau, nhích từng chút một qua chiếc cầu tạm trên quốc lộ 1 ở xã Đại Lãnh.

Anh Lê Văn Huy, tài xế xe khách Thiên Trang (Quảng Ngãi), cho biết không chỉ năm nay mà nhiều năm liền, tuyến quốc lộ 1 qua đèo Cả luôn ùn tắc mỗi dịp Tết đến.

"Do lưu lượng xe khách, xe tải tăng mạnh dịp Tết nên có sự cố nhỏ trên đèo sẽ gây ùn tắc dây chuyền liền. Có thời điểm dòng xe kéo dài hơn 20 km, phải mất 3-5 giờ chúng tôi mới qua được đoạn đèo này", anh Huy nói.

Theo chị Gái, người dân xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, đoạn đường dài 20 km từ xã Vạn Thọ đến đèo Cả hẹp, lại đang có nhiều công trình thi công như hầm đèo Cổ Mã và hầm đèo Cả.

Ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, có thêm một cây cầu đang xây, ôtô phải di chuyển rất chậm qua cầu tạm, nên đây cũng là một nguyên nhân của việc ùn tắc kéo dài hai ngày qua.

Nhà xe lo đền hợp đồng

Giao thông qua đèo Cả ùn tắc không chỉ khiến hành khách sốt ruột, nhiều nhà xe lo lắng không kém vì sợ vỡ hợp đồng, kế hoạch quay đầu xe từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc về Sài Gòn không kịp để đón khách, chở hàng Tết.

Chị Nguyễn Thị Yến Ly (Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết khi xe đến chân đèo Cả đã điện người nhà ra đường tránh thành phố Tuy Hòa đón, nhưng 3 giờ trôi qua, xe vẫn còn trên địa phận huyện Vạn Ninh.
Trắng đêm ở đèo Cả nghe tài xế, hành khách than thở kẹt xe
Xe tải, xe khách đều chung cảnh "chôn bánh" ở chân đèo Cả phía Bắc tỉnh Khánh Hòa rạng sáng 23/1. Ảnh: Phước Tuần.


"Người nhà đứng đợi trong đêm lạnh liên tục gọi điện, xe thì bị kẹt cứng ở đây, không biết đến lúc nào mới qua được đèo Cả. Tôi đã báo người nhà cứ về trước, tới Tuy Hòa tôi gọi taxi về, chứ cứ đợi thì biết đến khi nào", chị Ly nói.

Tài xế một hãng xe khách tuyến Sài Gòn - Quảng Ngãi cho biết dự kiến khoảng 3h sáng xe đến Quảng Ngãi, sau khi trả khách phải quay đầu vào Sài Gòn, nhưng xe bị kẹt cứng thế này chắc chắn không về kịp cho chuyến tiếp theo.

"Tôi mới điện vào hãng trong bến xe miền Đông, báo hành khách ngày mai đợi và thông cảm. Cả năm được dịp Tết nhưng cứ tới đèo Cả lại kẹt, anh em nhà xe chúng tôi rất ức chế. Nhiều lúc hành khách không hiểu, lại nói nhà xe không giữ uy tín, đòi bồi thường vì trễ kế hoạch của họ", tài xế này chia sẻ.

Không những cánh tài xế xe khách đau đầu, nhiều xe tải chở hàng cũng lâm vào tình trạng tương tự, vì chậm giao hàng cho các tỉnh miền Trung, miền Bắc dịp cận Tết.

Nguồn: Giao thong                              

Tin giao thông ngày 23/1: Đi chúc Tết, ôtô của UBND tỉnh tông chết 2 giáo viên

Hà Nội ùn tắc kéo dài trên nhiều tuyến phố

Dù nhiều người đã rời Thủ đô về quê ăn Tết, nhưng sáng nay 23/1 (nhằm ngày 26 Tết), nhiều tuyến phố ở Hà Nội vẫn ùn tắc kéo dài, lưu thông rất khó khăn, đặc biệt là trên đường Nguyễn Xiển và đoạn qua dải phân cách cứng dành riêng cho xe buýt nhanh trên đường Lê Văn Lương.
Khó có thể nhận thấy sự khác biệt giữa hai làn đường.
Ảnh: Dân trí.


Theo Dân trí, dù lực lượng chức năng đã lắp dải phân cách cứng tại khu vực nhà chờ để lập lại trật tự giao thông, phục vụ tuyến buýt nhanh hoạt động hiệu quả nhất, nhưng rất nhiều phương tiện cả xe máy và ô tô vẫn vô tư “nhảy” vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh.

Nguồn: Tin giao thong