Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Tìm thấy nhiều đồ vật của hành khách trên chuyến bay MH370

 
Một chiếc được cho là của hành khách trên chuyến bay MH370. Ảnh: BBC

Chi tiết tại  tin tuc viet nam Báo New Straits Times ngày 21/6 đưa tin, các đồ vật bao gồm một túi xách nhỏ, ví, máy tính, điện thoại, một số hành lý xách tay. Chúng được phát hiện từ ngày 7/6 đến 16/6 tại hòn đảo Nosy Boraha, ở vùng bờ biển phía Tây Madagascar.
Tuy nhiên, ông Gibson cho biết hiện vẫn chưa xác định được ai là chủ nhân của những đồ vật này. Các nhà chức trách Malaysia và Australia hiện đang làm việc với Gibson để thu nhận những đồ vật này chuyển cho các nhà phân tích.
Cũng theo báo New Straits Times, kết quả cuộc họp đặc biệt giữa các quan chức cấp cao ba nước Malaysia, Australia và Trung Quốc ngày 20/6 đã quyết định sẽ tiến hành họp cấp bộ trưởng giữa ba nước vào tháng tới tại Malaysia để đưa ra quyết định về công tác tìm kiếm tiếp theo.
Theo Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Malaysia Ab Aziz Kaprawi, cuộc tìm kiếm đã tiến hành được 90% và dự định sẽ kết thúc vào cuối tháng 6/2016, tuy nhiên do thời tiết xấu, nhiều khả năng cuộc tìm kiếm sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.

Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa trong tháng tới

Thông tin trên được báo chí Trung Quốc đăng tải ngày 21/6. Nhật báo Trung Quốc dẫn lời lãnh đạo công ty Xu Lirong giải thích rằng, mục đích của kế hoạch này là nhằm "kích thích kinh tế địa phương thông qua phát triển du lịch, hậu cần và các cơ sở hạ tầng".
 
Một tàu của Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Chi tiết tại  tin tuc viet nam Trước đó, hồi tháng 4, hãng vận tải biển lớn nhất Trung Quốc đã ký hợp đồng với Tập đoàn Dịch vụ Du lịch quốc gia Trung Quốc và Công ty China Communications Construction để thành lập một hãng lữ hành cung cấp các dịch vụ du lịch ở Biển Đông.
Trong thông cáo gửi tới Reuters, công ty trên cho biết, việc phát triển các dịch vụ du lịch ở Biển Đông là một phần trong chiến lược "Một vành đai, một con đường". Bắc Kinh từng tuyên bố muốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng kiểu Maldive quanh Biển Đông.
Trung Quốc nhận chủ quyền vô lý đối với 90% diện tích Biển Đông, nơi trung chuyển một lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm của các quốc gia trên toàn thế giới.

Sự thật về dân quân Trung Quốc trên biển

Tàu cá ở Hải Nam, Trung Quốc được tận dụng để thúc đẩy yêu sách chủ quyền. Ảnh: Barcroft Images
Chi tiết tại  tin tuc viet nam Đảo Hải Nam là nơi mọi thứ đều được bẻ theo hướng biện hộ cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông, từ chính sách của chính phủ đến quân đội, từ đánh bắt cá đến du lịch, thậm chí cả lịch sử. Để tìm hiểu những điều này, nhà báo John Sudworth của BBC đã đến cảng cá Tanmen ở bờ phía nam của Hải Nam, vì báo chí nhà nước Trung Quốc gần đây rộ lên về sự tồn tại của một tài liệu đặc biệt - cuốn sách 600 năm tuổi chứa bằng chứng quan trọng của quốc gia.
Cuốn sách này thuộc sở hữu của một ngư dân đã nghỉ hưu tên là Su Chengfen. Cuốn sách được nói là đã ghi chép lại những hướng dẫn đi biển chính xác, giúp cha ông của ngư dân này có thể đến được những bãi đá và bãi san hô nằm rải rác ở tít quần đảo Trường Sa, cách Hải Nam vài trăm hải lý.
Trung Quốc khăng khăng cho rằng, những thực thể này là của họ, dựa trên lý lẽ rằng họ là “người đến trước”. Vì thế, cuốn sách của ngư dân 81 tuổi Su Chengfen có thể sánh như Chén Thánh trên biển. Báo chí Trung Quốc gọi đây là “bằng chứng thép” khẳng định “chủ quyền” của Trung Quốc trên biển Đông.
Vì thế, phóng viên BBC đến gặp ông Su khi ông này đang bận làm một mô hình thuyền trên sân nhà. “Nó (cuốn sách) được truyền từ đời này sang đời khác. Từ thế hệ ông nội tôi đến đời cha tôi rồi đến tôi”, ông Su kể. “Nó chủ yếu dạy chúng tôi đi đến nơi nào đó và trở về, cách đi đến Hoàng Sa và Trường Sa, và cách trở về Hải Nam”, ông này giải thích.
Nhưng khi phóng viên BBC ngỏ ý muốn xem cuốn sách, ông Su đưa ra câu trả lời cực kỳ ngỡ ngàng, rằng cuốn sách không còn nữa. Cho dù chỉ cách đây vài tuần, báo chí Trung Quốc đưa tin cực kỳ rộng rãi về nó. “Dù cuốn sách rất quan trọng, nhưng tôi đã ném nó đi vì nó hỏng rồi”, ông Su nói. “Nó bị lật đi lật lại quá nhiều lần. Nước biển mặn dính trên tay khiến cuốn sách bị hỏng… Rốt cuộc, nó không còn đọc được nữa nên tôi ném nó đi”.
Dù bản chất câu chuyện ra sao cũng cho thấy “bằng chứng thép” chẳng là gì. Phóng viên BBC rời nhà ông Su để tiếp tục tìm hiểu cách mà Hải Nam đang làm để kiểm soát thông điệp của họ về vấn đề biển Đông.
Dân quân trên biển
Nhà báo Sudworth viết rằng, ông đi bất kỳ chỗ nào ở Hải Nam đều bị xe của chính phủ Trung Quốc bám theo, từ bến cảng - nơi ông cố gắng phỏng vấn ngư dân, đến chợ cá - nơi ông nói chuyện với thương lái, rồi cả trên đường về khách sạn. Một thuyền trưởng nhận trả lời phỏng vấn ngay lập tức bị cảnh sát gọi đi.
Khả năng Trung Quốc cầm chắc phần thua khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện chống lại yêu sách chủ quyền mang tên “đường 9 đoạn” là lý do Trung Quốc đang lớn tiếng bảo vệ quan điểm của họ bằng những cách khác: gia tăng tuyên truyền, đặc biệt nhấn mạnh rằng lịch sử đứng về phía họ, đồng thời tăng cường ngoại giao để tìm kiếm đồng minh.
Điều này có thể giải thích tại sao sự có mặt của một nhà báo nước ngoài ở Hải Nam vào thời điểm đặc biệt này thu hút sự chú ý của chính quyền nhiều đến thế. Trong trường hợp của Sudworth, ông cho rằng có thể còn lý do khác, là ông đã hỏi quá nhiều về lực lượng “dân quân trên biển” của Hải Nam.
Trung Quốc đã huấn luyện quân sự cho lực lượng ngư dân suốt nhiều thập kỷ qua, số lượng dân quân trên các tàu cá ngày càng nhiều và lực lượng này đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hỗ trợ đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Lực lượng này có lợi thế chiến lược là có thể tham gia những hoạt động quân sự không thường xuyên, có thể chiếm đóng trên biển, giám sát hoặc quấy rối những tàu khác, trong khi vẫn hoạt động dưới vỏ bọc đánh cá dân sự.
Hoạt động của những đơn vị dân quân trên đảo Tanmen đã được ghi chép trong nhiều tài liệu. Họ thậm chí còn có trụ sở riêng bên trong tổ hợp của chính quyền, và từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm năm 2013.
Theo GS Andrew Erickson ở Viện Nghiên cứu biển Trung Quốc thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, việc sử dụng lực lượng dân quân - ngư dân gây ra nhiều nguy cơ. Và khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế đưa ra phán quyết trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gia tăng phản đối và thúc đẩy yêu sách chủ quyền. “Tôi nghĩ việc Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân trên biển để tăng cường tiếp cận vùng biển giáp ranh, quấy rối tàu Mỹ, Philippines và các nước khác là điều mà các nhà làm chính sách ở những nước đó nên chuẩn bị đối phó”, GS Erickson nói. Phán quyết của tòa có thể sẽ càng khiến giới lãnh đạo ở Bắc Kinh tin rằng, chỉ còn một cách để tiến về phía trước: vũ lực.

Bí mật "siêu dị" quanh cái họ của ông Barack Obama

Ông Obama trong chuyến thăm Kenya năm 2006. (Nguồn: Reuters)

tin nhanh 24h cho biết Barack Obama là cái tên mà gần như ai cũng biết rằng thuộc về đương kim Tổng thống Hoa Kỳ. Nó được thì thầm trong những hành lang đá hoa cương ở Nhà Trắng. Nó được gào lên từ miệng của người biểu tình.

Thế nhưng ít người biết rằng cái họ Obama lại ẩn chứa những ý nghĩa hết sức thú vị. Câu chuyện về cái họ của ông Obama bắt đầu từ cha đẻ, ông Barack Hussein Obama Sr.

Những bức thư do ông Obama Sr. viết đã vừa được công bố hôm thứ Bảy tuần trước, trong một bài viết về cuộc đời của ông đăng trên tờ New York Times. Qua những bức này, người đọc biết về một người đàn ông đầy tham vọng sinh ra ở tỉnh Nyanza, miền Tây Kenya, gần hồ Victoria.

“Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở miền trung Nyanza. Cha tôi kiếm tiền nuôi cả nhà bằng cách nấu nướng cho các gia đình châu Âu. Mẹ tôi làm ruộng để kiếm tiền mua thức ăn," ông Obama Sr. viết trong một bức thư xin hỗ trợ tài chính từ các trường đại học Mỹ.

Tuy nhiên, có một điều mà những bức thư này không đề cập là Obama Sr. sinh ra trong bộ tộc Luo - bộ tộc quyền lực thứ hai trong lịch sử Kenya chỉ sau bộ tộc Kikuyu. Bộ tộc Luo là một thành viên trong tập hợp các bộ tộc thiểu số trải dài từ Sudan tới Tanzania, nói những ngôn ngữ tương tự nhau. Người Luo sống tập trung ở rìa Đông của hồ Victoria.

Năm 2010, Viện nghiên cứu Y học Kenya đã lên kế hoạch phân loại hộ sơ cho tất cả các bệnh nhân trong vùng, hầu hết đều là người Luo. Tuy nhiên, một khía cạnh văn hóa của người Luo đã khiến kế hoạch lập hồ sơ này gần như thất bại, đó là những cái họ của người trong bộ tộc.

Thay vì thừa kế một họ từ đời này qua đời khác, hầu hết họ của người Luo được đặt dựa theo tình hình sức khỏe khi họ được sinh ra. Vì thế, có những trường hợp mang họ giống nhau nhưng lại không có liên hệ huyết thống với nhau.

Chẳng hạn, tất cả những đứa bé trai sinh ra vào lúc bình minh đều có họ là Onyango. Những bé trai sinh vào nửa đêm đều có họ Oduor, và nếu sinh lúc chạng vạng thì có họ Odhiambo.

Những cái họ tương tự cũng được đặt cho bé gái, lần lượt là Anyango, Aduor và Adhiambo. Các cặp sinh đôi đều có một cặp họ giống nhau: đứa lớn mang họ Opiyo, đứa nhỏ mang họ Odongo.

Opiyo theo phong tục sẽ bú bầu sữa bên phải của mẹ, trong khi Odongo bú bầu sữa bên trái. Những đứa trẻ là em của cặp sinh đôi đều có họ Okello, tức là “theo sau."

Những họ khác của người Luo không dựa trên thời gian chào đời của một người mà dựa theo những sự kiện xảy ra trong gia đình của người đó, và không phải tất cả đều bắt đầu bằng chữ O hay chữ A.

Ví dụ, nếu người cha có tranh chấp đất đai với người khác khi người mẹ đang mang thai, và anh ta thắng lợi, đứa con có thể mang họ Loch, nghĩa là “chiến thắng."

Truyền thống này đã tạo ra cái họ đặc biệt của ông Obama Sr. Từ “Obama” trong ngôn ngữ của người Luo có nghĩa là “còng xuống” hay “khập khiễng."

Một số người ở Nyanza nói rằng tổ tiên của dòng họ Obama có cách đi lại rất đặc biệt, nhờ đó mà có được cái tên như trên. Tuy nhiên, dựa trên chiều cao cũng như những sải chân dài ấn tượng mà ông Obama thừa hưởng từ cha mình, có thể nói rằng nhược điểm lưng còng hay đi khập khiễng gắn liền với dòng họ của ông đã phai nhạt theo thời gian.

Trung Quốc "khâm phục cao độ và cảm ơn" Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
tin nhanh 24h cho biết Bình luận về phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 20/6, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 21/6 lên tiếng: "Phía Trung Quốc khâm phục cao độ và cảm ơn phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tại lễ tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia Campuchia."
Trong bài phát biểu dài gần một giờ đồng hồ, ông Hun Sen tuyên bố Campuchia sẽ không ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện biển Đông do Philippines làm nguyên đơn chống lại Trung Quốc. "Đây không phải vấn đề về luật pháp, mà tất cả chỉ xoay quanh chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của tòa án, bởi đây chỉ là một màn kịch chính trị do tòa và một số nước khác dựng lên" - ông Hun Sen nói.
Thủ tướng Campuchia cho rằng, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông nên đàm phán cùng nhau, và các quốc gia cũng như tổ chức bên ngoài không nên can thiệp.
Trong thông cáo báo chí ngày 21, bà Hoa Xuân Oánh tái khẳng định Trung Quốc "ngay từ đầu đã giữ lập trường không chấp nhận, không tham dự (vụ kiện biển Đông ở PCA)", và đe dọa "đừng mong Trung Quốc thừa nhận kết quả trọng tài phi pháp và bất công".
"Trung Quốc không chấp nhận, không tham dự cái gọi là trọng tài, mới chính là hành động gìn giữ uy quyền và tôn nghiêm của luật pháp quốc tế," đại diện Bộ ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố.
Hiện có thông tin cho rằng vào ngày 7/7 tới, PCA sẽ ra phán quyết đối với yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra ở biển Đông, vốn bị xã hội quốc tế phản đối rộng rãi.